Địa chỉ: Số 9, ấp Phú Thành, Xã Phước Lý, Cần Giuộc, Long An
Email: meonamvinhhoa@gmail.com
Báo Cà Mau (CMO) Ở huyện Trần Văn Thời thời điểm này đang vào mùa thu hoạch nấm rơm rộ nhất trong năm. Sau khi thu hoạch vụ lúa đông xuân, nông dân đã biết tận dụng nguồn rơm rạ để trồng trọt, chăn nuôi. Phần lớn rơm được dùng để trồng nấm, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Từ sự cần cù, chịu khó, nghề trồng nấm đã tồn tại và phát triển khá bền vững, trở thành một trong những mô hình trọng điểm, thích ứng với điều kiện tự nhiên.
KHÁNH HÒA Mô hình trồng nấm rơm rộng 1ha của ông Võ Xuân thu hoạch mỗi tháng hơn 800kg, với giá bán từ 60.000 – 70.000 đồng/kg, thu về hơn 50 triệu đồng.
(QT) - Tuy mới đưa vào trồng trong một thời gian ngắn nhưng mô hình trồng nấm rơm của vợ chồng anh Hồ Văn Chiến, chị Lê Thị Nga ở đội 1, thôn Lương Điền, xã Hải Sơn (Hải Lăng, Quảng Trị) đã bước đầu mang lại hiệu quả cao. Thu nhập bình quân mỗi ngày từ nấm rơm của vợ chồng anh khoảng 300- 400 nghìn đồng. Trong khu lán trại trồng nấm rơm của mình, anh Chiến cẩn thận tưới nước đều đặn cho từng bánh rơm ẩm ướt đang nhú những búp nấm trắng nõn. Anh Chiến cho biết, trước đây anh chỉ làm ruộng nên thu nhập cũng chỉ đủ ăn.
Nghề trồng nấm rơm đã mang lại thu nhập cho gia đình hội viên Cựu chiến binh Phan Huy Tuận, thôn Hòa Bình, xã Kỳ Phong. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định mà còn giải quyết việc làm cho gia đình lúc nhàn rỗi, tận dụng các phế phẩm trong sản xuất nông nghiệp sau khi thu hoạch.